Cryptocurrency la gì

Cryptocurrency la gì

Tiền mã hóa (Cryptocurrency) chính là giải pháp cho vấn đề mà tiền pháp định (Fiat Currency) đang gặp phải. Đây là loại tiền cũng dựa trên cung – cầu, niềm tin của người dùng và có tính ứng dụng cao, chẳng hạn như tốc độ giao dịch nhanh, an toàn, tiện lợi, phí giao dịch thấp và đảm bảo tính bảo mật.

Nhiều người hay nhầm lẫn đây là tiền ảo. Chính vì cách gọi là tiền ảo mà họ thấy nó quá “ảo”, nguy hiểm và nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, Cryptocurrency cũng không phải tiền kỹ thuật số. Có thể bạn thấy tôi hay sử dụng cụm từ “tiền kỹ thuật số”, nhưng thật ra cách dùng từ này là sai. Lý do tôi dùng “tiền kỹ thuật số” bởi vì đây là một từ phổ biến mà mọi người rất hay dùng. Cho nên, để mọi người dễ hiểu hơn thì tôi thường chọn từ này. Còn nếu tôi dùng đúng khái niệm thì có thể mọi người sẽ không hiểu. Tiền kỹ thuật số không phải là Cryptocurrency. Tiền kỹ thuật số là tiền giấy mà chúng ta có, sau đó chúng ta chuyển vào trong ngân hàng.

Có hàng ngàn loại tiền mã hóa khác nhau, nhưng cái tên quen thuộc nhất và nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại chính là Bitcoin, đồng tiền được phát minh vào năm 2009 bởi một nhân vật ẩn danh có tên Satoshi Nakamoto. Cho nên, để bạn dễ hình dung về tiền mã hóa thì trong một số tình huống tôi sẽ lấy ví dụ về Bitcoin. Tuy nhiên, bạn cần nhớ Bitcoin chỉ là một loại trong số hàng ngàn đồng tiền mã hóa trên thị trường. Đặc điểm nổi trội của tiền mã hóa trong việc giải quyết vấn đề mất giá tiền tệ chính là tính hữu hạn. Tiền pháp định, như tiền giấy, có thể in thêm được. Nhưng tiền mã hóa dựa trên nền tảng Blockchain được thiết kế để không thể được “in” thêm. Chẳng hạn, Bitcoin chỉ có tất cả 21 triệu đồng. Nhờ thuật toán mà số lượng đồng Bitcoin không thể tăng lên. Trên thực tế, người ta mới chỉ phát hiện ra khoảng 18,7 triệu Bitcoin (tính đến thời điểm tháng 8/2021), còn hơn 2,2 triệu Bitcoin chưa được khai thác hết. Để tìm được hơn 2,2 triệu Bitcoin đó, người ta phải “đào”.

Thuật ngữ đào Bitcoin ở đây không phải là đào xuống đất như khai thác vàng mà là dùng máy móc, điện và dựa trên thuật toán. Độ khó của việc đào Bitcoin tăng lên theo cấp số nhân, tức là càng nhiều người đào và sau mỗi lần 1 đồng Bitcoin được đào lên thì độ khó của lần tiếp theo sẽ càng cao. Theo tính toán, để đào hết hơn 2,2 triệu Bitcoin còn lại phải chờ đến năm 2140. Chưa kể, hiện tại trên thế giới đã “mất” khoảng 4 triệu Bitcoin. Thực ra nó không hẳn là mất nhưng vì những người sở hữu số Bitcoin đó đã thất lạc cách truy cập, chẳng hạn như quên mật khẩu. Cho nên, 2,2 triệu Bitcoin này vẫn còn đó nhưng lại vĩnh viễn không bao giờ truy cập được. Như vậy, số lượng Bitcoin không chỉ là hữu hạn, thậm chí nó chỉ có giảm mà không có tăng. Và tiền mã hóa đã giải quyết được bài toán “in” thêm tiền.

Có thể bạn lo lắng rằng nếu như tiền mã hóa bị giới hạn về số lượng như vậy thì không thể đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chẳng hạn như Bitcoin chỉ có 21 triệu đồng, nếu số người dùng là 21 triệu thì hóa ra mỗi người trung bình chỉ có được 1 đồng Bitcoin. Chuyện đó sẽ xảy ra nếu như Bitcoin là tiền pháp định, nhưng ở đây, Bitcoin là tiền mã hóa. Các loại tiền mã hóa có chung một đặc điểm là được sử dụng trên máy tính. Điều đó đồng nghĩa với việc số lượng Bitcoin có thể được chia nhỏ ra.

Giả sử 1 Bitcoin có giá 1.000 đô la thì 1 đô la tương đương với 0,001 Bit- coin. Nếu 1 Bitcoin tăng lên 100.000 đô la thì 1 đô la tương đương với 0,00001 Bitcoin. Bitcoin có thể chia nhỏ đến 100 triệu đơn vị (0,00000001 BTC) và mỗi đơn vị như vậy được gọi là 1 Satoshi. Khi đó, Bitcoin vẫn có thể dễ dàng đại diện cho nền kinh tế trong vai trò là một đồng tiền trung gian. Tính chia nhỏ giúp cho tiền mã hóa vừa đáp ứng được đặc tính hữu hạn, vừa giải quyết được bài toán khi số lượng người dùng tăng cao. Đa số các đồng tiền mã hóa khác cũng có số lượng giới hạn, và cái hay của nó là ngay cả người tạo ra đồng tiền đó cũng không thể tự mình “in” thêm được. Cho nên, đây là tính năng cực kỳ độc đáo của tiền mã hóa.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể vận chuyển và lưu trữ tiền mã hóa rất dễ dàng. Chẳng hạn như trong các bộ phim ngày xưa, bạn có thể bắt gặp hình ảnh người ta xách cả vali, thậm chí cả bao tải tiền. Nếu ra ngân hàng và rút khoảng 3 tỷ tiền mặt, chắc chắn bạn sẽ phải xách cả bao tải tiền. Điều này dẫn đến rủi ro trong khâu vận chuyển, lưu trữ, cũng như tiềm ẩn mối đe dọa bị tấn công và chiếm đoạt. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không cần phải lo lắng như vậy nữa với tiền mã hóa vì nó được lưu trữ trên Internet. Bạn có thể lưu trữ 1 tỷ, 10 tỷ, 100 tỷ hay

  1. tỷ cũng được.

Sau khi lưu trữ tiền mã hóa trên một hệ thống bảo mật gần như tuyệt    đối (tài khoản của bạn được canh chừng bởi hàng trăm ngàn máy tính trên hệ thống), bạn chỉ cần mua một thiết bị lưu trữ mật khẩu, chẳng hạn như Ledger hoặc Trezor. Thiết bị này nhìn khá giống một chiếc USB, bên trong chứa duy nhất một thứ, đó chính là mật khẩu tài khoản của bạn. Cái hay của các thiết bị này  là không lo sợ virus xâm nhập, không sợ mưa, không sợ nắng. Thậm chí, ngay cả khi mất Ledger , bạn cũng không phải lo lắng. Bạn chỉ cần mua một thiết bị Ledger khác, sau đó cập nhật mật khẩu. Chưa bao giờ trong lịch sử, con người có thể vận chuyển và lưu trữ tiền một cách dễ dàng như lúc này. Cho nên, chưa bao giờ trong xã hội loài người lại có một thứ công nghệ kèm theo những đồng tiền có thể thay đổi tương lai của nhân loại như thế. Đồng tiền này được ví như Internet, một công nghệ đã thay đổi xã hội loài người chúng ta. Có thể rất nhiều người vẫn còn hoài nghi về tiền mã hóa, điều đó cũng bình thường và dễ hiểu thôi. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, nếu ai đó tuyên bố rằng mỗi doanh nghiệp cần phải có một trang web thì sẽ bị gọi là kẻ điên. Bởi vì hầu hết mọi người không quan tâm đến máy tính, trang web, Internet hay thậm chí là còn chưa biết đến nó. Nhưng khi đó, các doanh nghiệp như Alibaba, Google, Amazon là những người đi đầu. Họ nhìn ra triển vọng của công nghệ Internet, chia sẻ tầm nhìn với cả thế giới và ngày nay cả thế giới đều chấp nhận máy tính, Internet, hay các trang web như một điều hiển nhiên trong cuộc sống.

Tiền mã hóa trong tương lai cũng sẽ đạt được vị thế tương tự. Thế nhưng, nguyên nhân khiến con người tạo ra được những khác biệt lớn như vậy còn nằm ở một công nghệ đằng sau tiền mã hóa, một công nghệ mang tính chất đột phá và cách mạng có tên là Blockchain.

Nguồn : CIC

Alarmist

Người đưa tin sẽ không bỏ lỡ tin tốt nào về lĩnh vực kiếm tiền online cho các bạn đang theo giõi website này. Hi vọng mọi người sẽ tìm được những thông tin bổ ích.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x