Nguyên tắc ghi nhận trong kế toán giao dịch ngoại tệ
Kế toán giao dịch ngoại tệ cơ bản cần phải tuân thủ đúng một số nguyên tắc nhất định. Khi ghi nhận số phát sinh ban đầu phải quy đổi theo tỷ giá giao dịch ngoại tệ hiện tại (doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch. Các khoản thu chi, trả nợ, thu nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán và tuân thủ một trong hai cách ghi sau:
- FIFO (First-in, First-out): Nhập trước, xuất trước.
- LIFO (Last-in,First-out): Xuất trước, vào sau.
- Bình quân gia quyền: Phương pháp tính trung bình có trọng số.
- Thực tế đích danh: ghi chính xác ngày nhập của hàng xuất.
Chú ý: Chỉ sử dụng một phương pháp quy đổi ngoại tệ xuyên suốt cho từng loại tài sản, nợ phải trả để ghi bút tóan trên sổ kế toán trong một năm tài chính. Mọi sự thay đổi phải được giải trình cụ thể trong thuyết minh báo cáo tài chính. Đối với khoản mục không phải tiền tệ thì phải quy đổi ra tiền tệ có giá trị tương đương, sử dụng tỷ giá vào ngày giao dịch. Đồng thời, phải theo dõi tài khoản bảng 007: các loại ngoại tệ.
Nguyên tắc xử lý chênh lệch cuối kỳ trong kế toán giao dịch ngoại tệ

Nguyên tắc xử lý chênh lệch sẽ được phân ra rõ ràng cho từng đối tượng cụ thể. Chi tiết như sau:
- Doanh nghiệp đang trong thời kỳ kinh doanh: Khoản chênh lệch sẽ được ghi vào mục chi phí hoạt động tài chính (635) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (515).
- Doanh nghiệp trong thời kỳ xây dựng cơ bản: khoản chênh lệch đưa vào TK 4132 (Tài Khoản 4132: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá phát sinh với số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại vào cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản). Thời gian phân bổ tối đa là 5 năm.
Vào cuối năm tài chính phải đánh giá lại các khoản mục tiền có gốc là ngoại tệ. Lúc này, người ta sử dụng TK 413. Sử dụng 4131 cho doanh nghiệp đang trong thời kỳ kinh doanh và 4132 cho doanh nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản.
Cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa tại kiemtienonlineuytin.com