Tiền mã hóa & Blockchain là gì?

Tiền mã hóa & Blockchain là gì?

Tiền mã hóa (cryptocurrency hay cryptographic currency) là một thuật ngữ dùng để mô tả các loại tiền kỹ thuật số vốn sử dụng mật mã học (cryptography) để bảo vệ mạng lưới thanh toán và giao dịch bên trong.

Bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào áp dụng công nghệ Blockchain – một dạng “sổ cái” công khai ghi lại toàn bộ các giao dịch, sử dụng mật mã crypto để mã hóa dữ liệu – đều có thể được gọi là tiền mã hóa. Những cái tên phổ biến thời gian gần đây như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dash, Monero, Ripple, Steem… đều là các loại tiền mã hóa.

Nhiều người nhầm lẫn tiền kỹ thuật số và tiền mã hóa là một. Thật ra, tiền mã hóa là chỉ là một dạng thức (con) của tiền kỹ thuật số nói chung. Tuy nhiên, “con hơn cha nhà có phúc”, tiền mã hóa được xem là một dạng thức tiên tiến v à mang tính cách mạng của tiền kỹ thuật số. Nói một cách đơn giản, tất cả các loại tiền mã hóa đều là tiền kỹ thuật số, nhưng không phải loại tiền kỹ thuật số nào cũng là tiền mã hóa. Ví dụ tiền bạn chuyển đến các ngân hàng thông qua Internet banking là một dạng tiền kỹ thuật số nhưng không phải là tiền mã hóa. Ở Việt Nam, tình trạng các phương tiện truyền thông đại chúng dùng khái niệm “tiền kỹ thuật số” hay “tiền điện tử” để chỉ cryptocurrency là chưa chuẩn xác. Blockchain là một công nghệ nền tảng, với nó người ta có thể xây dựng được rất nhiều ứng dụng nhằm phục vụ các nhu cầu thực tế trong đời sống (và ứng dụng đầu tiên được xây dựng trên công nghệ Blockchain chính là đồng tiền mã hóa Bitcoin).

3 công nghệ tạo nên Blockchain

Có một sự thật, Blockchain là một công nghệ mới được hình thành từ 3 loại công nghệ cũ đã có trước đó. Tuy nhiên chúng được kết hợp với nhau một cách khéo léo để tạo nên khác biệt xuất sắc.

Hiểu đơn giản, Blockchain giống như một “cuốn sổ kế toán thần kỳ”. Công nghệ đầu tiên là Cryptography (Private Key), tức công nghệ mật mã, là cách mà chúng ta mã hóa thông tin. Hãy tưởng tượng khi các giao dịch diễn ra, người kế toán viên sẽ ghi chép các thông tin giao dịch vào cuốn sổ của họ. Còn “cuốn sổ kế toán thần kỳ” thì sử dụng công nghệ mã hóa để đảm tính công khai và minh bạch về tình trạng của các tài khoản liên quan (ngoại trừ danh tính của chủ tài khoản). Điều này có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy được số dư của bất kỳ một tài khoản nào có trong cuốn sổ, nhưng không biết ai là chủ sở hữu thực sự của tài khoản đó ở ngoài đời nếu như không sử dụng các kỹ thuật phức tạp để lần theo dấu vết).

Và với mỗi tài khoản có trong “cuốn sổ thần kỳ” này, chỉ người chủ đích thực của tài khoản đó (là người nắm giữ Private Key – chìa khóa riêng tư) mới có thể truy cập vào để thực hiện giao dịch với số tiền có trong đó. Tiếp nữa, bất kỳ một sự thay đổi nào của “cuốn sổ” cũng được công khai, tuy nhiên, một khi thông tin đã được ghi nhận trong sổ thì việc thay đổi gần như là bất khả thi. Tất cả những điều kì diệu mà “cuốn sổ kế toán thần kỳ” có được ở trên đều nhờ công nghệ mật mã – Cryptography. Công nghệ thứ hai là P2P (Peer-to-Peer) Network (Peer-to-Peer) hay Dis- tributed Network, tiếng Việt nghĩa là mạng ngang hàng hay mạng đồng đẳng. Chúng là các mạng lưới nối trực tiếp với nhau mà không cần qua máy chủ. “Cuốn sổ kế toán thần kỳ” mang tên Blockchain được đề cập bên trên không được giữ bởi một cá nhân “quyền lực” nào cả mà nó được chia sẻ với tất cả mọi người trong cộng đồng. Nếu thích bạn hoàn toàn có thể tải một phiên bản của cuốn sổ đó về máy tính của mình để theo dõi và cập nhật. Khi đó máy tính của bạn sẽ trở thành một node – nút của mạng lưới.

Bất kỳ một thay đổi nào trên cuốn sổ gần như ngay lập tức sẽ được cập nhật đến tất cả các nút mạng. Mọi người đều có quyền tiếp cận và truy cập tự do các thông tin công khai của sổ mà không cần phải thông qua một máy chủ nào cả. Tính chất ngang hàng của “cuốn sổ kế toán thần kỳ” còn được thể hiện ở đặc tính: bất kỳ ai muốn và có đủ năng lực cũng có thể “tự ứng cử” để trở thành người ghi sổ – kế toán viên (bạn đã nghe đến thợ đào, họ chính là kế toán viên đang được nói đến ở đây). Khi đó, mọi kế toán viên đều có quyền ghi chép các thay đổi vào “cuốn sổ kế toán thần kỳ”. Việc ai giành được quyền ghi sổ để lĩnh lương (ở đây là phần thưởng của mạng lưới) sẽ do công nghệ thứ 3 quyết định.

Tiếp nữa, nếu như một chủ tài khoản nào đó bắt tay với kế toán viên được chọn cho nhiệm vụ ghi sổ nhằm thực hiện hành vi gian lận (dùng một đồng tiền để chi tiêu nhiều lần – double spending) thì sao? “Cuốn sổ cái thần kỳ” được gọi là thần kỳ vì nó chống lại được những sự gian lận đó. Một khi kế toán viên được chọn tiến hành ghi sổ, dữ liệu mới chuẩn bị được ghi vào cuốn sổ sẽ được cập nhật đến tất cả mọi kế toán viên khác. Nếu như những người này phát hiện sự gian lận, họ sẽ phát cảnh báo đến toàn hệ thống. Lúc đó dữ liệu mới sẽ bị cho là không hợp lệ, và quyền ghi sổ sẽ được chọn lại. Điều này nghĩa để dữ liệu được ghi vào sổ một cách hợp lệ thì phải có sự “đồng thuận” của tất cả các kế toán viên. Bạn thấy đó, quyền lực tác động lên tình trạng của cuốn sổ không nằm gọn trong tay một cá nhân nào cả, mọi người trên mạng lưới đều có tiếng nói của mình. Công nghệ thứ ba là Protocol (Giao thức) – một bộ các quy tắc quy định cách các đối tượng trong một mạng lưới trao đổi thông tin, giao tiếp và đồng thuận với nhau. Vậy Giao thức được áp dụng vào Blockchain như thế nào? Bản chất quan trọng nhất của Blockchain là cách thức lưu trữ, thêm mới và phân tán dữ liệu trong mạng lưới. Vì vậy tất cả các quá trình này đều phải được thực hiện thống nhất theo những quy tắc định sẵn. Và do tính chất phi tập trung của Block- chain, mọi sự thay đổi trong dữ liệu đều cần đạt được sự đồng thuận của các máy tính (node) trong mạng lưới, chứ không phải do một máy chủ nào đó quyết định. Vì vậy cần phải có bộ quy tắc giữa các node trong mạng lưới để quy định cách chúng giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau.

Mục đích cuối cùng là đạt được sự đồng thuận trong toàn mạng lưới. Đó chính là nhiệm vụ của công nghệ Protocol.

Quay lại với ví dụ trên, bất kỳ thay đổi nào trên hệ thống để được ghi lại trên “cuốn sổ thần kỳ” đều phải được xác nhận là hợp lệ và đạt được sự “đồng thuận” trên mạng lưới. Có rất nhiều người muốn trở thành người có quyền được ghi sổ vì chỉ khi có quyền đó và thực hiện xong việc ghi sổ, họ mới được “lĩnh lương” (hay còn gọi là nhận thưởng). Có rất nhiều kế toán viên có khả năng được chọn để ghi sổ và lĩnh lương nhưng chỉ có duy nhất một người được chọn. Sau khi được chọn, người này sẽ tiến hành ghi sổ nhưng để những nội dung này là hợp lệ cần có sự xác thực của các kế toán viên khác trên toàn mạng lưới. Toàn bộ quá trình bao gồm lựa chọn người ghi sổ, phân tán nội dung được cập nhật đến tất cả kế toán viên, đạt được sự đồng thuận để tạo ra phiên bản chuẩn nhất của “cuốn sổ thần kỳ” (là phiên bản mà đa số các kế toán viên trên mạng lưới xác nhận là hợp lệ, và họ tiếp tục làm việc để ghi tiếp lên phiên bản đó) đòi hỏi sự trao đổi thông tin, và giao tiếp giữa các thành phần trong mạng lưới. Quá trình đó tuân theo những quy tắc nhất định, đó chính là Giao thức – Protocol.

Bài toán các vị tướng Byzantine trong công nghệ Blockchain

Bài toán các vị tướng Byzantine là một bài toán cũ trong khoa học máy tính, được cho là không thể giải được cho đến khi Bitcoin và công nghệ Block- chain ra đời. Giả sử có 6 vị tướng A, B, C, D, E, F ở ngoài vây đánh thành, mỗi vị dẫn theo 100 quân lính. Trong thành đang có 500 quân, cho nên nếu muốn chiến thắng thì tất cả các vị tướng này phải cùng nhau đánh hoặc cùng nhau lùi. Chỉ cần ít nhất một vị “lật kèo” không đánh thì gần như sẽ không thể nào công thành được. Để mang quân đánh vào thành cùng một lúc, bắt buộc các vị tướng này phải gửi tín hiệu cho nhau

Giả sử ông A báo ông B là 9 giờ tối công thành, ông B có trách nhiệm nhận thông tin và sau đó gửi cho ông C, ông C có trách nhiệm gửi cho ông D. Thế nhưng, nếu ông B bị người trong thành mua chuộc và gửi tin cho ông C là 7 giờ đánh thành. Ông C tin rằng có thỏa thuận 7 giờ đánh thành và gửi cho ông D một tin nhắn tương tự. Sau đó, nếu người trong thành mua chuộc tiếp ông E, ông E gửi cho ông F là 6 giờ đánh thành. Cuối cùng, mỗi vị tướng đánh một giờ khác nhau và kết quả là bại trận.

Như vậy, bài toán các vị tướng Byzantine đặt ra là làm thế nào để kiểm soát trận công thành, trong đó các tướng không được làm phản và nếu như có người làm phản thì các tướng còn lại đều biết, thậm chí là làm sao để các tướng không dám làm phản. Đây từng được coi là bài toán không có lời giải. Vậy làm cách nào để công nghệ Blockchain có thể giải quyết được bài toán hóc búa này? Lời giải đến từ việc kết hợp 3 công nghệ Cryptography – P2P Network – Protocol.

Đầu tiên là công nghệ Mật mã học (Cryptography): các vị tướng tạo ra một loại tin tình báo đặc biệt, ví dụ như phải khắc thông tin giờ đánh trận lên một thanh gỗ quý, trên thanh gỗ quý có loại vân đặc biệt và thanh gỗ này không thể làm giả. Thứ hai là công nghệ Mạng đồng đẳng (P2P Network): các vị tướng đều ngang hàng với nhau, đều thông tin chéo cho nhau nhưng không cần tin tưởng nhau, họ chỉ cần tin vào thông tin mình nhận được qua công nghệ thứ ba – Giao thức (Protocol). Chẳng hạn, giao thức đặt ra là nếu các vị tướng này muốn tạo được thông điệp đánh trận lúc 9 giờ lên thanh gỗ, bắt buộc phải mất đúng 10 phút mới làm xong, không thể nhanh hơn và cũng không thể chậm hơn. Đồng thời, một giao thức khác là khi vị tướng này gửi thông điệp đánh trận của mình thì phải gửi kèm cả thông điệp đánh trận của vị tướng trước đó. Điều này có nghĩa là, giả sử ông A gửi tin cho ông B, bắt buộc phải mất 10 phút. Ông B sau khi nhận thông điệp của ông A và gửi thông điệp cho ông C thì ông B phải gửi cả thông điệp ông A đã gửi cho mình, đồng thời phải gửi trong đúng 10 phút. Do đó, ông C sẽ nhìn thấy ông B gửi thông điệp của mình và cả thông điệp của ông A. Ông B không thể làm giả thông điệp của ông A vì ông B cũng chỉ có 10 phút để gửi.

Những ông sau đó sẽ càng lúc càng khó làm giả thông điệp hơn. Với cơ chế phức tạp như vậy, các vị tướng này không cần tin nhau mà chỉ cần làm đúng theo giao thức đã được đặt ra. Chỉ cần phát hiện một ông làm giả thông điệp thì tất cả những ông còn lại đều không đánh.

Như vậy, Blockchain đã kết hợp 3 công nghệ trước đó để tạo nên một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu an toàn, dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp mà không cần thông qua trung gian để xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain gần như không thể bị thay đổi, từ đó, nó trở thành một hệ thống có mức độ bảo mật cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống sụp đổ, những máy tính (node) khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.

Công nghệ Blockchain mang một ý nghĩa cách mạng đối với con người. Năm 2008, hệ thống tài chính Mỹ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, người dân mất niềm tin vào đồng tiền do chính phủ phát hành. Ý tưởng về Bitcoin – một đồng tiền phân cấp dựa trên mã nguồn mở và do hệ thống máy tính ngang hàng vận hành – lần đầu được Satoshi Nakamoto đưa ra giữa cuộc khủng hoảng tài chính. Khi đó, Bitcoin cũng chính là ứng dụng đầu tiên của Blockchain. Chúng ta hay nhầm lẫn giữa Bitcoin với Blockchain, nhưng thực ra Block- chain rộng lớn hơn Bitcoin rất nhiều. Bitcoin chỉ là một ứng dụng của Blockchain. Việc nhầm lẫn này cũng tương tự như có một số người nhầm lẫn Google với In- ternet. Người ta hay nói “Cái gì không biết thì tra Google”, thế nhưng Google chỉ là một ứng dụng của Internet, Internet rộng lớn hơn thế rất rất nhiều. Blockchain cũng như vậy. Chắc chắn, công nghệ Blockchain sẽ làm nên lịch sử với các đồng tiền mã hóa, nơi mà con người có thể giao dịch an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, giải quyết bài toán lạm phát và còn nhiều giá trị tuyệt vời hơn nữa.

Tại sao Blockchain lại mang tính đột phá?

Đối với đồng Bitcoin, về bản chất Blockchain là một cuốn sổ cái được chia sẻ minh bạch mà nhiều người dùng có khả năng cùng theo dõi và quản lý. Bất cứ giao dịch của bất cứ đồng Bitcoin nào cũng có thể được tìm thấy thông qua các thông tin chi tiết như người gửi, người nhận và số tiền Bitcoin giao dịch.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp của Bitcoin, giao dịch chính được đảm bảo bằng kỹ thuật mã hóa với chữ ký bí mật gọi là “chìa khóa riêng tư – private key”. Chữ ký này được giữ trong ví Bitcoin của người dùng cùng với số Bitcoin của họ. Thông thường phải mất mười phút để hệ thống xác nhận một giao dịch nhưng khi đã xác nhận thì ngay sau đó nó sẽ được thêm vào một “block – khối”.

Các khối được liên kết theo thời gian để duy trì tính thống nhất và toàn vẹn của hệ thống, tạo ra chuỗi các khối được gọi là “Blockchain”. Một ví dụ để bạn dễ hình dung đó là Blockchain rất giống với Google Docs. Mỗi tài khoản khi truy cập vào một tập tin Google Docs được chia sẻ có quyền chỉnh sửa, và những tài khoản khác đều sẽ thấy được sự thay đổi tập tin ngay lập tức. Tuy vậy, Blockchain có 2 đặc tính quan trọng tạo ra sự khác biệt với Google Docs bao gồm:

  1. Thông tin đã có từ trước trên Blockchain không thể bị xóa hay chỉnh sửa bởi bất cứ ai. Vì vậy bạn chỉ có thể thêm vào dữ liệu mới chứ không thể xóa hay chỉnh sửa những thông tin có từ trước đó.
  2. Blockchain mang tính phi tập trung, nó không có tổ chức đơn lẻ nào kiểm soát và được sở hữu bởi tất cả mọi người trong hệ thống, trong khi Google Docs được lưu trữ trong máy chủ của Google, và Google quản lý toàn bộ các máy chủ này.

Bất cứ khi nào có sự thay đổi, toàn bộ chuỗi Blockchain sẽ được cập nhật lại. Blockchain giúp bảo mật và hợp lý hóa các giao dịch một cách hiệu quả mà không yêu cầu các bên trung gian quản lý quá trình này.

Sự khác biệt của tiền mã hóa với các loại tiền khác

Điểm khác biệt quan trọng nhất của tiền mã hóa so với các loại tiền khác, cụ thể là tiền pháp định đó là: tiền mã hóa là đồng tiền của cộng đồng. Giá trị của tiền mã hóa nằm ở sự chấp nhận của cộng đồng (dựa trên quy luật cung cầu thuần túy); sự bảo mật được tạo ra bởi thuật toán máy tính, được duy trì và đảm bảo bởi cộng đồng người dùng; sự vận hành một cách “phi tập trung”, không   bị một cá nhân hay tổ chức nào chi phối. Ngay cả các tổ chức chính phủ cũng không thể dùng quyền lực của mình để đánh sập tiền mã hóa như Bitcoin, chỉ trừ khi mạng Internet bị đánh sập. Thậm chí nếu điều đó xảy ra, khả năng phục hồi của mạng lưới cũng rất cao. Tiền mã hóa thực sự là một bước ngoặt lớn trong lịch sử khi mỗi cá nhân có toàn quyền kiểm soát tiền của bản thân mình. Bằng cách kiểm soát Private Key (chìa khóa bí mật), bạn đã tự mình trở thành một ngân hàng cá nhân thời đại 4.0.

Đặc điểm nổi trội của Cryptocurrency trong việc giải quyết vấn đề đồng tiền mất giá chính là tính hữu hạn. Chính phủ các nước có thể in thêm các loại tiền pháp định (bản chất của việc này là tăng lượng cung tiền – có thể là tiền giấy, tín dụng vào nền kinh tế) bất kỳ lúc nào họ muốn, tuy nhiên nó có thể gây ra lạm phát nếu bản chất nền kinh tế của quốc gia không tăng trưởng đúng như vậy. Một ví dụ điển hình nhất của tình trạng này đó là Venezuela. Tỷ lệ lạm phát tại quốc gia này phi mã tới nỗi đồng tiền mất giá, người dân dùng bao tải thay cho ví, cân tiền thay vì đếm. Tháng 1/2018, đồng nội tệ bolivar của Venezuela lập kỷ lục mới khi mất 98% giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Mức lương tối thiểu của quốc gia này hiện chỉ ở mức dưới 4 USD/tháng. Bitcoin (đại diện nổi bật nhất của tiền mã hóa ở thời điểm hiện tại) dựa trên nền tảng Blockchain được thiết kế để không thể “in” thêm được. Chỉ có tối đa 21 triệu đồng Bitcoin sẽ được phát hành trên phạm vi toàn thế giới cho tới năm 2140. Nhờ thuật toán mà số lượng đồng Bitcoin không thể tăng lên sau thời điểm đó nữa.

Theo tính toán, đến năm 2140 con người mới có thể đào hết hơn 2,2 triệu Bitcoin còn lại. Chưa kể, hiện tại trên thế giới đã mất khoảng 4 triệu Bitcoin vì những lý do khá ngớ ngẩn như người sở hữu quên mật khẩu, thất lạc các hình thức truy cập tài khoản…. Cho nên, 4 triệu Bitcoin này vẫn còn đó nhưng lại vĩnh viễn không bao giờ truy cập được. Như vậy, số lượng Bitcoin không chỉ là hữu hạn, thậm chí nó chỉ có giảm mà không có tăng. Cũng chính vì vậy nên Cryptocurrency đã giải quyết được bài toán “in” thêm tiền mà Fiat Currency không giải quyết được.

Với những thông tin về tính hữu hạn như trên, chắc hẳn lúc này bạn đang lo lắng rằng việc Bitcoin bị giới hạn số lượng sẽ không thể đáp ứng được đủ nhu cầu của người dùng. Nếu số người dùng là 21 triệu người thì hóa ra mỗi người trung bình chỉ có được 1 đồng Bitcoin. Chuyện đó sẽ xảy ra nếu như Bitcoin là tiền giấy, nhưng ở đây Bitcoin là tiền mã hóa, và cũng như đại đa số các đồng tiền mã hóa khác, chúng là những con số trên máy tính, hoàn toàn có thể được chia nhỏ rất nhiều lần. Khi đó Bitcoin vẫn có thể dễ dàng đại diện cho nền kinh tế trong vai trò một đồng tiền trung gian.

Và bạn yên tâm, thế giới tiền mã hóa không chỉ có Bitcoin, trên thị trường đang có hàng ngàn loại tiền mã hóa khác nữa, và chúng ta hoàn toàn yên tâm là tiền mã hóa hoàn toàn có khả năng đại diện cho giá trị của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Tính chia nhỏ của đồng tiền làm cho Cryptocurrency vừa đáp ứng được đặc tính hữu hạn, vừa giải quyết được bài toán khi số lượng người dùng tăng cao. Đa số các đồng tiền mã hóa khác cũng có số lượng giới hạn, và cái hay của nó đó là ngay cả người tạo ra đồng tiền đó cũng không thể tự mình “in” thêm được. Cho nên, đây là tính chất cực kì độc đáo của Cryptocurrency.

Ưu và nhược điểm của tiền mã hóa

Ưu điểmNhược điểm
Phí giao dịch trên các sàn tương đối thấp, cho phép người dùng tránh được nhiều loại phí mà hầu hết các ngân hàng đặt ra cho các giao dịch chuyển khoản.Giao dịch dễ dàng trên phạm vi toàn cầu, có thể thực hiện được ở bất cứ đâu miễn là có Inter- net.Tất cả các giao dịch đều ẩn danh, được mã hóa nhằm đảm bảo  tính bảo mật cao và rất khó bị hack.Mỗi cá nhân là người toàn quyền kiểm soát tiền của mình.Để giao dịch được đảm bảo an toàn thì mỗi giao dịch cần qua vài lớp xác thực, vì vậy thời gian chờ cho mỗi xác thực có thể lâu hơn. Nếu chỉ gửi số tiền quá nhỏ thì rất bất tiện.   Cần hiểu biết cơ bản về công nghệ để sử dụng dễ dàng.                      

Để bắt đầu đầu tư tiền mã hóa thì ngoài kiến thức nền tảng (đã học ở phần 1 & 2), bạn cần tham khảo những thông tin chính xác, kịp thời cũng như những bài phân tích bài bản về những mã thông dụng hiện nay. Từ đó bạn có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Nhằm giúp bạn dễ hình dung hơn về các mã này, CIC tặng bạn 2 bài phân tích và đánh giá coin chuyên sâu được đăng tải trên CIC. Hiện nay, CIC cung cấp cho các thành viên lên đến hơn 100 mã (tùy nhóm bạn đăng ký), tất cả các mã đều được đánh giá, phân tích chi tiết như 2 bài mẫu này.

Lưu ý: Đây không phải lời khuyên đầu tư, mọi thông tin và đánh giá chỉ mang tính chất tham khảo

Nguồn : CIC

Alarmist

Người đưa tin sẽ không bỏ lỡ tin tốt nào về lĩnh vực kiếm tiền online cho các bạn đang theo giõi website này. Hi vọng mọi người sẽ tìm được những thông tin bổ ích.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x