Chúng ta vẫn thường nghe cụm từ “trạng thái ngoại tệ” trong những tờ báo viết về hoạt động của các ngân hàng hay gần đây nhất là thông tư của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về việc giảm trạng thái ngoại tệ. Vậy trạng thái ngoại tệ là gì? Ảnh hưởng của nó đến tỷ giá trên thị trường ngoại hối như thế nào? Nếu thắc mắc thì hãy đừng chần chừ, hãy đọc bài viết dưới đây, Admin sẽ cho biết điều bạn muốn.
Trạng thái ngoại tệ là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi trạng thái ngoại tệ là gì, tôi muốn đề cập đến một khái niệm liên quan khác là trạng thái nguyên tệ.
Trạng thái nguyên tệ là phần chênh lệch giữa tổng tài sản có (tức tài sản thu vào) và tổng tài sản nợ ( tức tài sản chi ra) của một loại ngoại tệ, bao gồm cả các cam kết ngoại bảng tương ứng. Trạng thái nguyên tệ được tính bằng cách dựa vào số dư trong các tài khoản liên quan.
Trạng thái ngoại tệ (áp dụng cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại) là trạng thái nguyên tệ của một loại ngoại tệ bất kỳ quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.
Tỷ giá quy đổi trạng thái của đồng USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Tỷ giá quy đổi trạng thái của các ngoại tệ khác được xác định dựa vào tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của các Ngân hàng vào ngày báo cáo.
Có hai trạng thái ngoại tệ chính đó là trạng thái ngoại tệ âm và trạng thái ngoại tệ dương. Trạng thái ngoại tệ dương là khi các giao dịch làm tăng quyền sở hữu loại ngoại tệ nào đó, tức là ngân hàng mua vào nhiều hơn bán ra. Trạng thái ngoại tệ âm là khi các giao dịch làm giảm quyền sở hữu một loại ngoại tệ, tức là bán ra nhiều hơn mua vào.
Ý nghĩa kinh tế của trạng thái ngoại tệ là gì ?

Đối với nhà nước: Dựa vào trạng thái ngoại tệ, nhà nước có thể kiểm soát được tình hình sử dụng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Bằng những biện pháp cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có thể chống lại quá trình Đô la hóa và ổn định tỷ giá trên thị trường.
Đối với nhà đầu tư: Trạng thái ngoại tệ sẽ giúp dự đoán được tỷ giá. Trường hợp trạng thái ngoại tệ dương, tỷ giá tăng sẽ đem về lợi nhuận. Ngược lại, trường hợp trạng thái ngoại tệ âm, tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi. Khi trạng thái ngoại tệ đạt giá trị cân bằng thì giao dịch sẽ không phát sinh lãi lỗ dù tỷ giá biến động thế nào.
Xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại kiemtienonlineuytin.com